Khám phá 5 ông hoàng tốc độ trình làng trong năm 2016
Động cơ của Huayra sản sinh ra 730 mã lực và 1.000 Nm mô-men xoắn. Pagani Huayra sử dụng hộp số tuần tự bảy tốc độ và một ly hợp đĩa
Hàng loạt siêu xe trình làng trong năm 2016 sở hữu khả năng tăng tốc trong giây lát và tốc độ “chóng mặt” như Bugatti Chiron, Koenigsegg Regera, LaFerrari Aperta, hay Pagani Huayra BC…
1. Bugatti Chiron
Giới chơi xe có lẽ không lạ gì với cái tên Bugatti Veyron, hãng siêu xe hàng đầu nước Pháp nổi tiếng với mệnh danh “ông hoàng tốc độ” và cũng là “ông hoàng” về mức giá.
Bugatti Chiron có thiết kế gai góc, bí ẩn và chứa yếu tố của tương lai là tác phẩm được đích thân Giám đốc thiết kế Achim Anscheidt cùng đội ngũ kỹ sư hàng đầu hãng thực hiện. Bugatti Chiron sử dụng động cơ loại 8 lít W16 nhưng sức mạnh thì bỏ xa. Chiron có công suất tối đa lên tới 1.500 mã lực, mô-men xoắn cực đại 1.600 Nm.
Chiron chinh phục quãng đường nước rút 100m chỉ chưa tới 2,5 giây, với tốc độ tối đa 420 km/h. Bugatti cũng cho biết hãng đang hướng tới kỷ lục tốc độ mới, để làm điều này Chiron đã có 4 bộ tăng áp tạo thành hệ thống “tăng áp hai tầng” nhằm triệt tiêu độ trễ, nhược điểm cố hữu của công nghệ tăng áp trên mẫu Bugatti Chiron.
Để phục vụ cho mô-men xoắn lớn, siêu xe Bugatti Chiron có bộ ly hợp “lớn nhất, hiệu suất cao nhất” từng sử dụng trên xe dân dụng. Bộ ly hợp kép này kết hợp cùng hộp số tự động 7 cấp. Hệ dẫn động 4 bánh như: Veyron, hệ thống điều khiển vi sai trung tâm đa đĩa điện tử.
Chiron đáp ứng động cơ bằng thân xe xây dựng trên cấu trúc sợi carbon mới và lần đầu tiên phần thân sau cũng được làm từ sợi carbon. Đồng thời, khung xe Bugatti Chiron cũng là loại thích ứng mới với 5 mức thiết lập để xe luôn phản xạ kịp thời khi tài xế thay đổi tốc độ khắc nghiệt, khung gầm triệt tiêu đồ ồn và rung. Dù Chiron có chiều dài cơ sở nhỉnh hơn Veyron 1 mm nhưng Bugatti cho biết xe có không gian nội thất thoải mái hơn vì dài hơn Veyron 76 mm và rộng hơn 25 mm. Bugatti Chiron hiện có giá khoảng 2,6 triệu USD.
2. Koenigsegg Regera
Koenigsegg Regera là mẫu siêu xe mang tới sự nổi bật, đặc biệt bởi sức mạnh và tốc độ. Động cơ của siêu xe Koenigsegg Regera mới được thiết kế nhằm mang tới một chiếc xe có công suất lớn nhất, khả năng tăng tốc nhanh nhất trong phân khúc siêu xe thương mại.
Trong tiếng Thụy Điển, Regera có nghĩa là “thống trị”. Động cơ xe Koenigsegg Regera là loại hybrid, với cỗ máy xăng 5 lít V8 DOHC tăng áp kép, công suất đạt 1.100 mã lực. Koenigsegg Regera là sự kết hợp 3 động cơ điện YASA, hai động cơ gắn ở hai bánh sau mà một động cơ đặt ở trục. Tổng công suất cả xe lên đến 1.500 mã lực, mô-men xoắn 2.000 Nm. Cả động cơ xăng và ba động cơ điện trên xe Koenigsegg Regera đều sử dụng cơ cấu truyền động trực tiếp KDD (Koenigsegg Direct Drive), thay thế cho loại hộp số truyền thống, giảm tổn thất truyền lực đồng thời cung cấp sức mạnh liên tục cho các bánh xe phía sau.
Bộ pin và phân phối sức mạnh cho KDD được phát triển dưới sự cộng tác với Mate Rimac, chàng trai người Áo nổi tiếng với hãng xe Rimac, sản xuất ra mẫu siêu xe điện Concept One nhanh nhất thế giới. Hệ thống KDD hoàn chỉnh có trọng lượng nặng hơn khoảng 88 kg so với hộp số truyền thống của Koenigsegg. Nếu chỉ chạy với động cơ điện, Regera có thể chinh phục quãng đường 35 tới 50 km.
Regera có hệ thống đuôi ống xả độc đáo từ titan, thiết kế bởi Christian ở Koenigsegg và sản xuất bởi Akrapovic,hệ thống ống xả này ngắn và nhẹ nhất có thể. Lực kéo và độ cân bằng xe Koenigsegg Regera được kiểm soát dưới ba chế độ lái khác nhau là ướt, bình thường và đua. Con số ấn tượng mà thiết kế trên đem lại cho Regera là thời gian tăng tốc 0-400 km/h chỉ chưa tới 20 giây, cho tới nay vẫn chưa có mẫu siêu xe nào làm được điều này. Tổng trọng lượng của xe Koenigsegg Regera là 1.628 kg. Koenigsegg cho biết chỉ sản xuất 80 chiếc Regera với mức giá là 1,89 triệu USD.
3. LaFerrari Aperta
Thông thường, xe mui trần đều có thông số vận hành như thời gian tăng tốc thua kém nhiều so với phiên bản đóng mui. Thế nhưng, Ferrari LaFerrari Aperta lại là mẫu xe giữ nguyên được thông số vận hành của phiên bản coupe dù nặng hơn.
Cụ thể, Ferrari LaFerrari Aperta cũng được trang bị động cơ V12, với dung tích 6,3 lít, sản sinh công suất tối đa là 800 mã lực. Động cơ này kết hợp với mô-tơ điện có công suất tối đa đạt 163 mã lực. Nhờ đó, Ferrari LaFerrari Aperta sở hữu công suất tổng cộng lên đến 963 mã lực và mô-men xoắn cực đại 900 Nm.
Hệ dẫn động hybrid mạnh mẽ cho phép Ferrari LaFerrari Aperta tăng tốc từ 0-96 km/h chỉ trong thời gian dưới 3 giây, 0-200 km/h trong 7 giây, 0-300 km/h trong 15 giây và đạt vận tốc tối đa 350 km/h. LaFerrari Aperta hiện có giá khoảng 2 triệu USD.
4. Pagani Huayra BC
Được giới thiệu lần đầu tại triển lãm Pebble Beach, Pagani Huayra BC hiện đang là phiên bản mạnh nhất của dòng xe này. Pagani Huayra BC sử dụng động cơ có công suất lên đến 789 mã lực, “thần gió” có thể đạt tới vận tốc 354 km/giờ. Giá bán của siêu xe này vào khoảng 2,5 triệu USD.
Pagani Huayra được đặt hàng từng chiếc và được sản xuất hoàn toàn thủ công với số lượng hạn chế. Theo tờ GTSpirit, nguyên nhân Pagani chỉ sản xuất 100 chiếc Huayra, bởi một thỏa thuận với Mercedes-AMG. Hãng xe Đức chỉ cung cấp 100 cỗ máy M158 để trang bị trên Huayra.
Pagani Huayra có giá xuất xưởng khoảng 1,3 triệu USD, mặc dù vậy, những chiếc xe Huayra đã qua sử dụng được hét giá cao hơn nhiều so với mức niêm yết. Tại các thị trường Dubai hoặc Mỹ, Huayra đã qua sử dụng được rao bán giá từ 1,9 triệu USD. Thậm chí, một số mẫu xe được các đại lý hét giá lên tới 2,3 triệu USD. Mức giá đưa ra khác nhau tùy vào năm sản xuất, số km đã chạy cũng như màu sắc. Pagani đắt giá bởi sản xuất xe với số lượng cực kỳ hạn chế đã đẩy giá lên khá cao. Trước khi Huayra xuất hiện, trong suốt 14 năm thành lập, hãng Pagani Automobili chỉ sản xuất có 132 chiếc xe, tương đương với sản lượng xe Ferrari trong 2 tuần. Hầu hết trong số này là mẫu xe Zonda.
Bộ phận AMG của Mercedes-Benz, chịu trách nhiệm cung cấp động cơ cho Huayra. Những cỗ máy này được lắp ráp bằng tay theo nguyên tắc “mỗi thợ một động cơ”. Khối động cơ M158, V12 dung tích 5.980 cc, tăng áp kép, được thiết kế theo yêu cầu của Pagani, nhằm giảm độ trễ ga trên những cỗ máy turbo nhờ dùng tăng áp nhỏ hơn.
Động cơ của Huayra sản sinh ra 730 mã lực và 1.000 Nm mô-men xoắn. Pagani Huayra sử dụng hộp số tuần tự bảy tốc độ và một ly hợp đĩa đơn. Lý do hãng này không sử dụng hộp số ly hợp kép bởi nó khiến xe bị tăng trọng lượng thêm 70 kg, toàn bộ hộp số của Huayra chỉ nặng 96 kg. Huayra có tốc độ tối đa lên đến 383 km/h, thời gian tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong 2,8 giây. Xe sử dụng lốp Pirelli có khả năng chịu đựng được gia tốc 1,66 G khi tăng tốc.
5. Tesla Model S P100D
Model S P100D với chế độ Ludicrous mới ra mắt của hãng Tesla trở thành chiếc xe tăng tốc nhanh thứ ba thế giới với khả năng tăng tốc từ 0 tới 100km/h chỉ trong 2,7 giây.
Với pin 100 kWh, Model S P100D có khả năng di chuyển tối đa 315 dặm tương đương 613 km. Model S P100D là mẫu xe điện có phạm vi di chuyển xa nhất, chiếc xe đầu tiên vượt qua giới hạn 300 dặm. Pin Model S P100D dung lượng lớn mới cũng được trang bị cho Model X khiến mẫu SUV nhanh nhất thế giới nhanh hơn nữa. Model X P100D với chế độ Ludicrous có thể tăng tốc từ 0 tới 100km/h chỉ trong 2,7 giây và phạm vi di chuyển lên tới 289 dặm (542 km) sau mỗi lần sạc. Model X là mẫu SUV chạy hoàn toàn bằng điện và vận chuyển tới 7 người.
Hãng Tesla chia sẻ rằng mặc dù giá của các mẫu xe P100D Ludicrous khá đắt nhưng số tiền bán xe sẽ giúp hãng xe điện của Mỹ có thêm chi phí để phát triển mẫu xe giá rẻ Model 3. Nếu khách hàng không mua các mẫu Model S và X thì hãng Tesla không có đủ tiền để phát triển Model 3.
Leave a Reply